Nhiều bằng cấp thuộc chương trình chưa được cấp phép,àngngànbằngcấpnướcngoàichưađượcBộminecraft kiểm định
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biếttừ tháng 1.2017 đến hết tháng 11.2023, Cục Quản lý chất lượng đã nhận được tổng số 37.436 hồ sơ công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Trong đó, có 35.662 hồ sơ (95.26%) được công nhận và 1.774 hồ sơ (4.74%) chưa được công nhận.
"Hầu hết các văn bằng được công nhận nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn điều kiện theo Thông tư 13 năm 2021 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam. Còn lại 1.774 văn bằng không đáp ứng được tiêu chuẩn điều kiện công nhận văn bằng với nhiều lý do", GS-TS Huỳnh Văn Chương cho biết.
Cụ thể, văn bằng không được công nhận do học trong chương trình liên kết đào tạo (LKĐT) khi chưa được cấp phép hoặc không được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền về giáo dục, chương trình LKĐT không đáp ứng quy định về LKĐT tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục liên kết chưa được kiểm định chất lượng, không được phép cấp bằng hoặc không được phép hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, văn bằng cấp trong chương trình LKĐT không được cơ quan có thẩm quyền của nước cấp bằng công nhận, chương trình thực hiện không đáp ứng các điều cơ bản của quyết định cho phép như điều kiện đầu vào, số tín chỉ...
Một lý do nữa là văn bằng cấp cho người học theo hình thức từ xa, trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến khi chương trình đào tạo chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo hoặc LKĐT tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo GS-TS Huỳnh Văn Chương, trong số các văn bằng chưa được công nhận, có nhiều văn bằng cấp cho người học theo hình thức du học toàn phần nhưng cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc chương trình đào tạo không được, chưa được kiểm định, công nhận chất lượng, chưa được phép cấp bằng bởi cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại hoặc văn bằng nước ngoài không được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước cấp bằng công nhận.
Cũng theo ông Chương, các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng nhất là Anh (3.908), Úc (3.662), Trung Quốc (3.754), Mỹ (3.287) Nga (2.878), Pháp (2.324), Nhật Bản (1.927), Hàn Quốc (1.777), Đài Loan (1.355), Thái Lan (1.152).
Việc công nhận văn bằng chủ yếu phục vụ cho tuyển dụng
Được biết, việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp là xuất phát từ nhu cầu của cá nhân người có văn bằng hay các đơn vị, tổ chức tuyển dụng, sử dụng người có văn bằng nước ngoài cần thẩm định, công nhận.
"Hiện nay, việc công nhận văn bằng chủ yếu phục vụ nhu cầu tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự (đặc biệt trong các cơ quan nhà nước) và yêu cầu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục Việt Nam khi người học có nhu cầu tiếp tục học tập tại Việt Nam ở bậc cao hơn", GS-TS Chương chia sẻ.
Sau bài viết "Bằng thật kiến thức giả nguy hiểm không kém bằng giả dạy thật" của Báo Thanh Niêncó đề cập tới những bằng do trường ĐH nước ngoài (Philippines, Mỹ...) cấp, chưa được công nhận tại Việt Nam nhưng vẫn được tuyển dụng, GS-TS Huỳnh Văn Chương cho biết thời gian tới, Cục Quản lý chất lượng sẽ tiếp tục tham mưu lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH rà soát và báo cáo các trường hợp có sử dụng giảng viên có văn bằng nước ngoài cấp, xem xét quá trình đánh giá và sử dụng văn bằng này như thế nào trong các hoạt động phục vụ giảng dạy.
Được biết hiện nay, trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Công nhận văn bằng, Cục Quản lý chất lượng có thông tin về các cơ sở giáo dục được công nhận, bảo đảm chất lượng tại các nước mà nhiều học sinh Việt Nam du học để người dân có thể tham khảo lựa chọn trường du học. Nội dung này có dẫn link của các cơ quan chính thống có thẩm quyền về giáo dục ở nước ngoài đã công khai các cơ sở giáo dục bảo đảm chất lượng.
"Thời gian qua, xuất hiện một số Giấy công nhận văn bằng giả mạo. Trung tâm Công nhận văn bằng cũng khuyến cáo các đơn vị khi tiếp nhận Giấy công nhận văn bằng có thể tra cứu trên trang thông tin điện tử của trung tâm hoặc quét mã QR trên Giấy công nhận văn bằng để xác thực", ông Chương thông tin thêm.